5 loại rau nhúng vào nồi lẩu chẳng khác gì ‘tẩm độc’, chớ dại mà thử

    Các món rau này tuy ngon nhưng lại không thích hợp để nhúng vào nồi lẩu, các bà nội trợ cần chú ý.

    1. Mồng tơi không nên nhúng với lẩu bò

    Rau mồng tơi là món rau ngon bổ. Nấu canh rau mồng tơi không chỉ ngon mà khi dùng nhúng lẩu cũng có vị ngọt, rất dễ ăn. Tuy nhiên, mồng tơi chỉ nên ăn cùng hải sản, riêu cua thường sử dụng mồng tơi ăn kèm sẽ rất hợp vị. Ngược lại, nếu bạn nấu lẩu bò thì đừng nên thêm mồng tơi vào rau ăn lẩu.

    Bởi mồng tơi khi ăn cùng thịt bò rất dễ khiến bạn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng, khó tiêu nặng có thể gây ra táo bón.

    2. Giá đỗ không ăn cùng lẩu riêu cua bò

    Giá đỗ cũng là loại rau giải nhiệt, tốt cho cơ thể vô cùng. Bạn có thể xào, nấu canh giá hoặc ăn sống. Giá đỗ lại nhanh chín nên để nhúng lẩu dường như là lựa chọn tuyệt vời. Nhưng với lẩu riêu cua, bạn không nên dùng giá đỗ để nhúng kèm bởi nó tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

    Lý do là do giá đỗ được nảy mầm trong nhiệt độ 30-35 độ C. Vì vậy trong giá đỗ có rất nhiều vi sinh vật, nếu không được rửa sạch đã ăn sống hoặc chỉ chần trong nước lẩu, sẽ rất dễ gây ách bụng, khó chịu.

    3. Rau kinh giới kỵ ăn chung với lẩu gà

    Đại gia Hà Dũng: Chuyện gái đẹp vây quanh, Mỹ Tâm dằn mặt và sụp đổ hãng hàng không riêng
    Cô giáo trẻ ôm khuôn mặt loang lổ, sần sùi sau khi làm đẹp cấp tốc
    Người đàn ông hành nghề xé quần jeans suốt 30 năm ở Sài Gòn, người nổi tiếng kéo đến “ầm ầm“

    Rau kinh giới có tính cay nóng. Trong khi thịt gà lại có tính hàn. Nếu ăn chung kinh giới với thịt gà thì hai loại thực phẩm tương khắc này có thể khiến bạn chóng mặt, ù tai thậm chí run rẩy toàn thân, ngứa ngáy khó chịu. Nếu muốn cho kinh giới vào ăn lẩu, hãy kết hợp với các loại thịt, hải sản khác không phải gà.

    Nhưng riêng với món lẩu gà, bạn nên ăn cùng bắp chuối, rau đắng, rau muống, bông súng, nấm tươi, ngải cứu là hợp vị nhất. Tuy nhiên, rau ngải cứu khi đã bỏ chung vào nồi lẩu gà cũng không nên cho phụ nữ có thai ăn, bởi dễ gây sảy thai.

    4. Cà chua, khoai lang và khoai tây với lẩu hải sản

    Khi ăn lẩu người ta hay cho cà chua, khoai lang, khoai tây là những món được nhiều người cho vào lẩu để tạo màu sắc đẹp, tạo vị cho nước lẩu một cách tự nhiên, không cần đến các gia vị tổng hợp khác.

    Thế nhưng, 3 loại của quả này lại là tối kỵ cho lẩu hải sản bởi khi ăn cùng nhau, bạn sẽ dễ bị khó tiêu, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.

    5. Nấm không rõ nguồn gốc, không ăn cùng lẩu

    Quán bún bò ‘đông nhất‘ Quận 3 TP.HCM: Anh chủ bỏ việc ngân hàng, bán đúng 2 tiếng
    4 tuổi kiếm giỏi tiền nhất tháng 4 dương, bên trái là quý nhân, bên phải là thần tài, 1 bước thành tỷ phú
    Sân Việt Trì đã sẵn sàng chào đón thầy trò HLV Park Hang Seo đến thi đấu SEA Games 31

    Nấm thường được mọi người dùng để ăn lẩu vì có vị giòn ngon, mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ nên dùng các loại nấm quen thuộc để nhúng như kim châm, đùi gà, thủy tinh, nấm hải sản, nấm rơm… không hái nấm lạ về dùng trong bữa ăn cho gia đình. Với những loại nấm lạ không rõ nguồn gốc dễ gây ngộ độc rất nguy hiểm.

    Cách chọn rau phù hợp với từng món lẩu

    Bạn cần chọn những loại rau đi kèm để phù hợp với từng món lẩu khác nhau, như sau:

    – Lẩu riêu cua: Nên ăn kèm với rau sống, hoa chuối thái mỏng…

    – Lẩu ốc: Rau tía tô thái nhỏ, rau muống chẻ, đậu phụ…

    – Lẩu vịt: Rau ngổ, rau muống…

    – Lẩu gà: Rau cải xanh, bắp chuối, rau muống, ngải cứu…

    Hàng loạt đại gia Việt đi xe siêu sang Rolls-Royce gặp hạn xui
    Người đàn ông Phú Thọ sở hữu trại nuôi cá tầm hàng vạn con, mỗi năm thu lãi hơn 600 triệu
    Xe tình thương ‘chém‘ 40 triệu đồng chở thi thể từ TP.HCM về Bình Định: Tài xế đòi tiền gì?

    – Lẩu bò: Dứa, chuối xanh, rau cải thảo, rau cải ngọt, cải thìa…

    – Lẩu hải sản: Hành tươi, dứa, các loại rau thơm, rau muống, rau cần, cải ngồng…

    create

    PN / doisongphapluat.nguoiduatin.vn

    Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/5-loai-rau-nhung-vao-noi-lau-chang-khac-gi-tam-oc-cho-dai-ma-thu-a365443.html