Người đàn ông “khùng“ ở Quảng Bình

    Từng bị nhiều người gọi là 'khùng' vì ý định tự đứng ra đầu tư, kêu gọi hỗ trợ thu gom rác thải trên địa bàn xã, anh Đinh Tý (SN 1984) ở thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch (Bố Trạch) đã chứng minh được việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” của mình không hề... 'khùng'. Việc làm ý nghĩa của anh không chỉ thay đổi diện mạo địa phương mà còn góp phần giúp người dân Nhân Trạch dần thay đổi suy nghĩ và ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường.  

    Từ suy nghĩ đến hành động  

    Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, anh Đinh Tý sớm bươn chãi kiếm sống bằng đủ nghề.   Năm 2005, anh đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Và từ đó, suốt 12 năm, anh bôn ba làm ăn tại nhiều nước khác như Đức (từ năm 2009-2011), Hàn Quốc (từ năm 2013-2019). Tháng 6-2019, anh Đinh Tý về nước khi đã có một số vốn “giắt lưng”.   “Cảm nhận đầu tiên của tôi khi trở về là quê hương đã có nhiều thay đổi, đời sống bà con được cải thiện, nhà cao tầng ngày càng nhiều.  

    Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường ở Nhân Trạch thì... rất tệ. Hầu như chỗ nào cũng nhìn thấy rác thải. Đặc biệt, dòng Rào Con chảy qua làng biển Nhân Trạch, ngày trước trong xanh là vậy mà nay đã “già đi”, đang “chết dần” bởi rác thải.", anh Tý chia sẻ.  

    Cùng thời điểm đó, nhà anh Tý đón một đoàn khách gồm 10 đứa trẻ, là những đứa cháu sau nhiều năm định cư bên Đức về nghỉ hè ở quê. Có một điều lạ là cứ mỗi buổi chiều, anh Tý dẫn các cháu ra biển chơi nhưng không đứa nào chịu xuống tắm.   Gặng hỏi mãi, anh mới biết nguyên nhân là do bãi biển quá bẩn, đầy rác thải. Nghe thế, anh Tý rất... chạnh lòng.

    Anh Đinh Tý đang chỉ đạo máy múc nạo vét lòng kênh Rào Con. (Ảnh: T.A)

    Và chính từ sự “chạnh lòng” đó, anh Tý đã nảy ý định đứng ra vận động bà con thu gom rác thải.   Anh bảo, bao nhiêu năm lăn lộn ở xứ người, anh luôn ấp ủ làm một điều gì đó cho quê hương và khi chứng kiến thực trạng môi trường của Nhân Trạch, anh đã biết mình nên bắt đầu thực hiện mong muốn từ đâu.   Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý định ấy không phải là chuyện dễ, nhất là khi anh vấp phải không ít sự phản đối. “Lúc đầu, khi trình bày ý định với gia đình, người thân, tôi bị phản đối dữ lắm.  

    Đại gia Hà Dũng: Chuyện gái đẹp vây quanh, Mỹ Tâm dằn mặt và sụp đổ hãng hàng không riêng
    Cô giáo trẻ ôm khuôn mặt loang lổ, sần sùi sau khi làm đẹp cấp tốc
    Người đàn ông hành nghề xé quần jeans suốt 30 năm ở Sài Gòn, người nổi tiếng kéo đến “ầm ầm“

    Thậm chí, nhiều người còn bảo tôi "khùng", đi lo chuyện bao đồng. Họ bảo, lâu nay, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể ở xã đã vào cuộc nhiều lần nhưng vẫn không cải thiện được tình hình thì một mình tôi làm được gì. Nhiều lúc cũng nản, nhưng vì mong muốn quá lớn nên tôi không bỏ cuộc.”, anh Tý tâm sự.   Và rồi, với sự nhiệt huyết của mình, anh đã biến ý định, quyết tâm cải tạo môi trường địa phương thành hiện thực.   Ban đầu, anh Tý trao đổi và viết đơn trình bày xin ý kiến lãnh đạo xã Nhân Trạch. Được sự đồng thuận của chính quyền địa phương, anh nhanh chóng kêu gọi nguồn đầu tư từ những người bạn đang làm ăn ở nước ngoài, sau đó mua sắm loa máy và 120 thùng đựng rác đặt tại chợ, các trục đường chính trong xã và các trường học trên địa bàn.  

    Hàng ngày, anh cùng các cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ xã đến những nơi người dân họp chợ tự phát để tuyên truyền, vận động vào đình chợ đang bị để trống để họp cho đúng quy định, không nên họp chợ ở đường, bờ kè gây ách tắc giao thông và gây ô nhiễm môi trường.   Anh Tý cũng cho in hàng chục tấm biển với nội dung: “Xin ông bà, cô bác, chú dì, anh chị… hãy bỏ rác vào thùng vì Nhân Trạch xanh-sạch-đẹp. Xin cảm ơn!” và đứng “canh” hàng giờ chỗ người dân hay xả rác để nhắc nhở họ bỏ rác đúng nơi quy định.   

    Không dừng lại ở việc thu gom rác thải, anh Đinh Tý còn đầu tư thuê máy múc nạo vét dòng kênh Rào Con.   Anh cho biết, tổng kinh phí đầu tư cho việc làm sạch môi trường xã nhà là gần 100 triệu đồng, trong đó, 60 triệu đồng là nguồn anh kêu gọi được từ người thân, bạn bè đang làm ăn ở nước ngoài; còn lại do anh tự bỏ tiền túi.   “Ai cũng nói hắn "khùng", nhưng nhìn những việc hắn làm mới thấy cái khùng ấy thật đáng quý, đáng trân trọng.”, ông Lê Xuân Tâm (thôn Nhân Tiến, xã Nhân Trạch) bộc bạch.  

    Và những đổi thay đáng kể  

    Quán bún bò ‘đông nhất‘ Quận 3 TP.HCM: Anh chủ bỏ việc ngân hàng, bán đúng 2 tiếng
    4 tuổi kiếm giỏi tiền nhất tháng 4 dương, bên trái là quý nhân, bên phải là thần tài, 1 bước thành tỷ phú
    Sân Việt Trì đã sẵn sàng chào đón thầy trò HLV Park Hang Seo đến thi đấu SEA Games 31

    Gần 2 tháng nay, người dân xã Nhân Trạch đã quá quen thuộc với hình ảnh một người đàn ông rắn rỏi, rám nắng tất bật với những việc làm thầm lặng không tên. Từ sáng sớm, người dân đã thấy anh đứng nơi chiếc cầu, chỗ con đường dẫn vào trung tâm xã Nhân Trạch để nhắc nhở bà con không họp chợ trên đường, để xe đúng nơi quy định tránh ách tắc giao thông.  

    Chốc lát, lại thấy anh đứng ở bờ kè động viên những người lái máy múc đang khơi thông dòng kênh Rào Con. Chiều xế bóng, họ lại thấy anh cùng với nhiều người khác đang nhặt rác ở bãi biển. 

    Anh Đinh Tý bên tấm biển tuyên truyền, vận động bà con cùng chung tay vì một Nhân Trạch xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: P.P)

    Người ta bảo Đinh Tý “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” cũng chẳng sai, bởi hầu như ngày nào anh cũng dành phần lớn thời gian cho công tác vệ sinh môi trường. Nhiều hôm, anh đi từ sáng sớm đến tối muộn mới về nhà, vợ con chẳng thấy mặt. Anh bảo, chỉ cần rác thải được dọn, cảnh quan làng xóm trở nên sạch sẽ, quang đãng thì anh chẳng nề hà việc gì. Và thực tế chứng minh những việc làm của anh đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc thay đổi diện mạo địa phương. Nhân Trạch không còn những đống rác bốc mùi nồng nặc quanh chợ, dọc kênh Rào Con hay bờ biển; không còn những tuyến đường ngập trong rác thải và cũng không còn cảnh người dân tiện đâu vứt rác đó, thay vào đó là cảnh quan môi trường ngày một sạch sẽ hơn.  

    Hàng loạt đại gia Việt đi xe siêu sang Rolls-Royce gặp hạn xui
    Người đàn ông Phú Thọ sở hữu trại nuôi cá tầm hàng vạn con, mỗi năm thu lãi hơn 600 triệu
    Xe tình thương ‘chém‘ 40 triệu đồng chở thi thể từ TP.HCM về Bình Định: Tài xế đòi tiền gì?

    Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Nghị, Chủ tịch UBND xã Nhân Trạch cho biết: "Trong lúc ngân sách của xã còn eo hẹp thì việc một cá nhân như anh Tý đứng ra tự bỏ tiền túi và kêu gọi mọi người chung tay dọn rác, làm sạch môi trường là một việc làm rất đáng quý.  

    Hiện, lãnh đạo xã Nhân Trạch đang chỉ đạo lực lượng đoàn viên thanh niên, các tổ chức, đoàn thể địa phương cùng phối hợp với anh Tý tiếp tục công việc giữ cho môi trường xã nhà luôn xanh, sạch, đẹp.   Những việc làm của Đinh Tý không chỉ làm thay đổi cảnh quan môi trường, mà còn có tác động rất lớn đến ý thức của người dân nơi đây. Một số người lúc trước còn bảo Tý "khùng", bây giờ cũng xắn tay dọn rác cùng anh”.  

    Đinh Tý bảo, anh sẽ tiếp tục vận động, kêu gọi nguồn hỗ trợ để thực hiện những dự định của mình trong việc cải tạo, bảo vệ môi trường quê hương.   Và chúng tôi tin, nếu có sự chung tay, hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và người dân địa phương, với tâm huyết, tấm lòng dành cho quê hương, Đinh Tý sẽ còn làm được nhiều điều ý nghĩa cho Nhân Trạch.  

    Cảnh sắc choáng ngợp của những đồi chè Long Cốc ở Phú Thọ

    Cảnh sắc choáng ngợp của những đồi chè Long Cốc ở Phú Thọ

    timer20/05/2022

    Những quả đồi hình bát úp tròn mịn ở xã Long Cốc (Tân Sơn, Phú Thọ) như những kì quan thiên nhiên đem lại vẻ đẹp ngoạn mục cho đất chè vùng trung du.

    Chuyện tình cặp đôi ở Hà Nội 50 năm chung sống vẫn “anh - em“ ngọt lịm, cháu nội ghen tị ra mặt

    Chuyện tình cặp đôi ở Hà Nội 50 năm chung sống vẫn “anh - em“ ngọt lịm, cháu nội ghen tị ra mặt

    timer16/10/2021

    Ở độ tuổi U80 của cuộc đời, câu chuyện tình yêu của đôi vợ chồng già Hà Nội dù bình dị nhưng vẫn luôn đẹp hơn bất cứ tiểu thuyết ngôn tình nào, là hình mẫu khiến con cháu ngưỡng mộ.

    Ngôi làng ở Hà Nội một thời nổi tiếng, dân ‘giàu to‘ nhờ cây kim sợi chỉ

    Ngôi làng ở Hà Nội một thời nổi tiếng, dân ‘giàu to‘ nhờ cây kim sợi chỉ

    timer08/10/2021

    Làng Nguyên Bì (Quất Động, Hà Nội) từng là làng nghề thêu ren truyền thống nổi tiếng với kỹ thuật cao nhưng nay đang dần mai một.

    Hàng bánh mì Hà Nội có từ thời bao cấp, mỗi ngày bán 400 chiếc, ngay trung tâm phố cổ nhưng giá chỉ 10 ngàn

    Hàng bánh mì Hà Nội có từ thời bao cấp, mỗi ngày bán 400 chiếc, ngay trung tâm phố cổ nhưng giá chỉ 10 ngàn

    timer08/10/2021

    Giá siêu rẻ so với thời giá bây giờ, nhưng một chiếc bánh mì kiểu bao cấp trên phố Tô Tịch vẫn có đầy đủ nhân pa-tê, thịt quay, xúc xích đỏ, ruốc bông cùng nước xốt ớt dầu. Sự “bảo thủ” của một món ăn mang hương vị cũ hơn 40 năm vẫn không đổi thay ấy lại khiến nhiều người thương nhớ.